Có lẽ bạn đang thắc mắc về kích thước của các khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5,… theo đơn vị cm, pixel hay inch là bao nhiêu.
Trong thực tế cuộc sống và công việc có rất nhiều nhu cầu khác nhau về giấy viết với các khổ có kích cỡ khác nhau. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường gặp khổ giấy A4 với khổ giấy được dùng nhiều trong công việc văn phòng các loại giấy tờ và nhiều loại sách khác nhau. Ngoài ra các kiểu sách cũ thì khổ giấy A5 cũng khá hay thường gặp. Kích thước khổ giấy A0 thì chúng ta thường gặp khi làm báo tường trong các dịp 20/11 hay 26-3 khi dùng trang trí. Một số khổ giấy khác thì thường các công việc đặc thù như bên kiến trúc, xây dựng các bản vẽ thì sẽ sử dụng tới.
Vậy tại sao chúng ta phải sử dụng một loại kích thước quy chuẩn như vậy? Thì câu trả lời đó chính là, mỗi thiết bị đều cần phải thực hiện đúng các quy chuẩn riêng để có thể sử dụng phổ biến nhất. Các loại khổ giấy cũng vậy, chúng ta cần phải tuân theo các kích thước quy chuẩn để có thể sử dụng một cách phổ biến nhất.
Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476. Do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada.
Có bao nhiêu loại khổ giấy sử dụng phổ biến hiện nay?
Nếu như bạn không phải là một người trong lĩnh vực in ấn thì chắc hẳn răng bạn sẽ không thể biết được tới các loại kích thước quy chuẩn phổ biến hiện nay. Trên thị trường in ấn hiện nay thì hầu hết trên thế giới đều sử dụng 3 loại khổ giấy quy chuẩn phổ biến. Đó chính là các loại khổ giấy A, B, C, D, E. Và trong các loại khổ giấy này lại có các loại kích thước tiêu chuẩn riêng cho từng loại khác nhau.
Kích thước loại khổ giấy A
Kích thước loại khổ giấy A là một trong những kích thước được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay. Trong loại khổ giấy A chúng ta lại chia ra các loại khổ giấy có kích thước khác nhau. Và được đặt tên theo tứ tự từ lớn tới nhỏ dần. Được đặt theo thứ tự như: A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15, A16, A17. Đây là 18 loại kích thước của loại khổ giấy A tiêu chuẩn trong in ấn.
Và thông tường thì chúng ta thường sử dụng các loại kích thước của loại khổ: A0-A5 như sau
- Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm.
- Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm.
- Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm.
- Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm.
- Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm.
- Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm.
Và theo thứ tự chúng ta có bảng kích thước tiêu chuẩn của loại khổ giấy A như sau:
STT | KÍCH THƯỚC KHỔ A | ||
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (inh) | |
1 | A0 | 841 × 1189 | 33,1 × 46,8 |
2 | A1 | 594 × 841 | 23,4 × 33,1 |
3 | A2 | 420 × 594 | 16,5 × 23,4 |
4 | A3 | 420 × 594 | 11,69 × 16,54 |
5 | A4 | 210 × 297 | 8,27 × 11,69 |
6 | A5 | 148 × 210 | 5,83 × 8,27 |
7 | A6 | 105 × 148 | 4,1 × 5,8 |
8 | A7 | 74 × 105 | 2,9 × 4,1 |
9 | A8 | 52 × 74 | 2,0 × 2,9 |
10 | A9 | 37 × 52 | 1,5 × 2,0 |
11 | A10 | 26 × 37 | 1,0 × 1,5 |
12 | A11 | 18 × 26 | |
13 | A12 | 13 × 18 | |
14 | A13 | 9 × 13 |
Và trong các kích thước của loại khổ giấy A này thì khổ A4 được quy định là khổ giấy chuẩn của loại khổ giấy A này.
Kích thước loại khổ giấy B
Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A. Và cũng tương tự nhu các loại khổ A. Khổ giấy loại B cũng được chia ra nhiều loại kích thước khác nhau. Và được quy định từ B0 – B12.
Kích thước chi tiết các loại khổ giấy B như sau:
STT | KÍCH THƯỚC KHỔ B | ||
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (inh) | |
1 | B0 | 1000 × 1414 | 39,4 × 55,7 |
2 | B1 | 707 × 1000 | 27,8 × 39,4 |
3 | B2 | 500 × 707 | 19,7 × 27,8 |
4 | B3 | 353 × 500 | 13,9 × 19,7 |
5 | B4 | 250 × 353 | 9,8 × 13,9 |
6 | B5 | 176 × 250 | 6,9 × 9,8 |
7 | B6 | 125 × 176 | 4,9 × 6,9 |
8 | B7 | 88 × 125 | 3,5 × 4,9 |
9 | B8 | 62 × 88 | 2,4 × 3,5 |
10 | B9 | 44 × 62 | 1,7 × 2,4 |
11 | B10 | 31 × 44 | 1,2 × 1,7 |
12 | B11 | 22 × 31 | |
13 | B12 | 15 × 22 | |
14 |
Kích thước các khổ giấy C
Cũng tương tự các loại khổ giấy A và B. Khổ giấy C thông tường ít được sử dụng trong in ấn hơn. Nhưng đây cũng là một trong những loại kích thước quy chuẩn của các khổ giấy.
Và chúng ta cũng có các kích thước của khổ giấy C như sau:
STT | KÍCH THƯỚC KHỔ C | ||
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (inh) | |
1 | C0 | 917 × 1297 | 36,1 × 51,1 |
2 | C1 | 648 × 917 | 25,5 × 36,1 |
3 | C2 | 458 × 648 | 18.0 × 25.5 |
4 | C3 | 324 × 458 | 12.8 × 18.0 |
5 | C4 | 229 × 324 | 9.0 × 12.8 |
6 | C5 | 162 × 229 | 6.4 × 9.0 |
7 | C6 | 114 × 162 | 4.5 × 6.4 |
8 | C7 | 81 × 114 | 3.2 × 4.5 |
9 | C8 | 57 × 81 | 2.2 × 3.2 |
10 | C9 | 40 × 57 | 1.6 × 2.2 |
11 | C10 | 28 × 40 | 1.1 × 1.6 |
12 |
Ngoài các khổ giấy A, B, C như chúng ta nói ở trên. Nhưng trên thế giới còn có thêm 2 loại khổ giấy nữa đó chính là khổ giấy D và E. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chúng ta thì không có sử dụng đến 2 loại loại kích thước khổ giấy này. Vì thế trong bài viết này mình sẽ không đề cập đến 2 kích thước của loại khổ giấy D và E này.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm về kích thước các loại khổ giấy thường dùng trong in ấn hiện nay. Chúc các bạn thành công!