Chỉ số BMI là gì và cách tính BMI cho trẻ mầm non, mẫu giáo

Để biết đúng độ tăng trưởng của con và so sánh chuẩn với những em bé khác, chỉ số khối cơ thể – chỉ số BMI cho trẻ sẽ là cách tính chuẩn nhất.

1. Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số có thể (BMI) là công thức tính thể trạng của một người dựa vào chiều cao, cân nặng của người đó. Khi biết chỉ số BMI, bạn sẽ có thể biết được cơ thể mình đang tình trạng nào: thiếu cân, thừa cân hay lý tưởng. Thông thường, người ta tính chỉ số BMI để làm thước đo tính mức độ béo phì của cơ thể.

Chỉ số BMI (Body Mass Index) được gọi là chỉ số khối cơ thể. Công thức này là thước đo hữu ích giúp bạn muốn biết về thực trạng cơ thể mình. Chỉ số BMI có nhược điểm duy nhất là nó không thể tính được lượng chất béo nhất định trong cơ thể và các yếu tố tiềm ẩn có thể gây hại cho sức khỏe.

2. Công thức tính chỉ số BMI cho trẻ em mẫu giáo và mầm non

Trên thế giới hiện nay đang rất chú trọng đến chỉ số BMI không chỉ ở người lớn mà còn ở cả trẻ em mẫu giáo và mầm non. Thông qua chỉ số BMI các bậc làm cha làm mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát thể trạng, sức khỏe của con đã đạt hay chưa. Hoặc phát hiện thừa cân, thiếu cân để nhanh chóng can thiệp.

Công thức tính chỉ số BMI cho trẻ em mẫu giáo và mầm non

Muốn đạt hiệu quả cao trong việc kiểm soát thể trạng của bé thì ba mẹ nên theo dõi đều đặn 6 tháng 1 lần và đo chỉ số BMI theo từng độ tuổi của trẻ. Kết quả sẽ cho biết, trọng lượng của bé hiện tại có đang phù hợp với chiều cao và độ tuổi hay không. Qua đó đánh giá được trẻ có phát triển bình thường như những đứa trẻ khác hay không?

Công thức tính chỉ số BMI là: BMI = [cân nặng : (bình phương chiều cao)] (kg/m2)

Công thức tính chỉ số BMI cho trẻ em giống với công thức tính cho người lớn. Nhưng ở trẻ em sẽ hơi khác một chút là không để tính ngưỡng thiếu cân hay thừa cân mà để phép so sánh các trẻ em cùng tuổi và cùng giới tính với nhau. Trẻ em (tính từ dưới 18 tuổi) nếu chỉ số BMI nằm trong ngưỡng từ 85th đến 95th được xem là bị thừa cân.

Công thức tính chỉ số BMI cho trẻ em mẫu giáo và mầm non

Chỉ số BMI của trẻ em sẽ có 3 trường hợp:

– Nếu < 5th tức là suy dinh dưỡng

– Nếu ở ngưỡng 5th – 85th là bình thường

– Lớn hơn hoặc bằng 85th là thừa cân

Ví dụ 1:

Chỉ số BMI của bé gái 2 tuổi cao 0.9m và nặng 1.2kg  thỉ chỉ số BMI của bé là:

                [13,2 kg : (0.9 x 0.9)]= 16.2962 (kg/m2)

Như vậy chỉ số BMI của con gái nằm trong vùng 5th đến 85th, nghĩa là con phát triển bình thường.

Ví dụ 2:

Chỉ số BMI của bé gái 10 tuổi cao 1.3m và nặng 48kg thì chỉ số BMI của bé là:

                     [48kg : (1.3 x 1.3)] = 28.4023 (kg/m2)

Kết luận là bé phát triển bình thường

Đó là cách tính chỉ số BMI của trẻ lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm về tính BMI cho bé.