Tương quan tỉ lệ
Ba đại lượng tương quan tỷ lệ là qui tắc tính tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch.
Tỉ lệ thuận là mối tương quan giữa hai đại lượng x và y mà trong đó sự gia tăng về giá trị của đại lượng thứ nhất bao nhiêu lần luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng về giá trị của đại lượng thứ hai bấy nhiêu lần, và ngược lại
Ví dụ: Tỉ lệ thuận – »càng nhiều, càng hơn:« 1 viên gạch cân nặng 7 kg, vậy 120 viên gạch cân năng bao nhiêu?
Tỉ lệ nghịch là mối tương quan giữa hai đại lượng, mà nếu tăng đại lượng này bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm bấy nhiêu lần. Nói khác đi là: Nếu “a” là đại lượng thứ nhất, thì đại lượng tỉ lệ nghịch với “a” là “nghịch đảo – có hệ số – của a” (k/a), và “k” là một hằng số dương bất kì.
Ví dụ: Tỉ lệ nghịch – »càng nhiều, càng ít:« Nếu xe đi với vận tốc 50 km/h, thì sẽ đi hết quãng đường trong 35 phút. Nếu xe đi với vận tốc 80 km/h thì sẽ đi hết quãng đường trong bao lâu?